Thứ 3 Ngày 28/9/2021
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Đăng ngày 29 - 10 - 2024
Lượt xem: 54
100%

Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.

 

Đồng chí Nguyễn Hải Dũng, TUV, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Đồng chí Nguyễn Hải Dũng, TUV, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
 

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 gồm 9 chương, 100 điều, giảm 2 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và đã đạt được sự thống nhất, đồng thuận của các cơ quan, bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hải Dũng, TUV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định nhất trí cao với sự cần thiết việc sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa. Để hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu tham gia góp ý nội dung: Không nên quy định không được sử dụng bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vì mục đích lợi nhuận. Đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho rằng, tại đoạn 2, khoản 2, Điều 52 của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) về bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định: Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không được sử dụng vì mục đích lợi nhuận. Đồng thời đề nghị xem xét lại quy định này vì những lý do như:

Thứ nhất, về lý luận quan điểm, phát triển kinh tế là khai thác tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Do đó, khi đưa các bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để trưng bày cho khách tham quan, chiêm ngưỡng có thu phí là phù hợp với quan điểm này.

Thứ hai, về thực tế, khi bảo tàng, phòng trưng bày có trưng bày bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mở cửa có bán vé tham quan là hoạt động có thể có lợi nhuận sẽ bị cấm. Vậy bảo tàng, phòng trưng bày phải cất những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia này đi kéo theo khách sẽ không đến nữa hoặc đến ít đi vì không có đối tượng để tham quan. Từ đó kéo theo hệ quả là bảo tàng sẽ không phát huy được vai trò của mình. Bên cạnh đó bảo tàng không có hoặc là không tăng được nguồn thu, ảnh hưởng đến sự tồn tại và tăng trưởng của mình.

Để khắc phục những vướng mắc trên, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị không nên quy định không được sử dụng bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vì mục đích lợi nhuận như dự thảo Luật quy định tại đoạn 2, khoản 2, Điều 52.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc(14/12/2024 4:28 CH)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV(03/12/2024 8:36 SA)

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm rõ sự hợp lý của việc tuyến đường...(14/11/2024 9:11 SA)

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định tham gia chất vấn Thủ tướng...(13/11/2024 7:47 SA)

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định tham gia chất vấn nhóm vấn...(12/11/2024 8:01 SA)

°
1245 người đang online